Khởi Nghiệp & Tầm Nhìn

Một quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay rằng để trở thành người “nhìn ra trông rộng”, bạn cần có một ý tưởng độc đáo và năng lực để biến nó thành sản phẩm tiềm năng trong tương lai.

                                   
Rằng bạn cần phải nhìn thấy điều mà người khác không nhìn thấy được, rằng bạn thấy những vấn đề mà người bình thường “không cảm nhận được” , và chỉ có bạn là người xứng đáng để giải quyết vấn đề đó. Oh, bạn sẽ phải làm lớn hoặc về nhà đuổi gà cho vợ còn hơn.
Bạn sẽ làm gì? Oh, dĩ nhiên rồi, bạn sẽ hi sinh bản thân, cuộc sống cho ý tưởng này.  Ngồi code 24/7, bạn tin rồi đây mình sẽ thành công, nhưng những gì bạn nhận được chỉ là một công ty làng nhàng với lợi nhuận đủ để ăn mì gói, hoặc thậm chí bạn sẽ chẳng được một đồng nào cả.
Cái gì cơ? Tại sao lại như vậy?
Bởi vì bạn đã trở thành nạn nhân của một “Ảo tưởng về tầm nhìn” (Myth of Visionary), một suy nghĩ sai lầm rằng các doanh nhân “nhìn xa trông rộng” – như Steve Jobs, Jeff Bezos, Thomas Edison, Henry Ford – đã hình dung ra tương lai dựa trên một số ý tưởng  “có vẻ” độc đáo, và khi đó họ chỉ đơn giản là phải tạo ra một sản phẩm đột phá để hiện thực hóa ý tưởng đó.
Đó chỉ là một sự đặt cược liều lĩnh – một ảo tưởng mà nhiều doanh nhân đầy nhiệt huyết thường lao vào để rồi bất lực nhìn nó tuột dần khỏi tay mình.
Tầm nhìn ảo tưởng này thể hiện ở những nhà khởi nghiệp với hai loại hành vi nguy hại.
Loại thông thường nhất, loại “tự thổi phồng”, luôn tự tin rằng mình là người nhìn xa trông rộng. Động lực chính của họ không có gì nhiều hơn niềm tin vững chắc (nhưng chưa được kiểm chứng) vào ý tưởng của chính mình. Họ đùa cợt khi làm việc với khách hàng, cố tình bỏ qua thông tin phản hồi của thị trường, họ chỉ tập trung vào việc xây dựng sản phẩm để đáp ứng bản thân chứ không dựa trên bất cứ sự xác nhận chất lượng hay sự hoài nghi về một điểm yếu nào đó trong ý tưởng của mình. Hầu hết trong số này sẽ dần dần đi vào chế độ tàng hình rồi biến mất.
Loại thứ hai – loại “bong bóng xịt”, họ là những người thất bại trước khi bắt đầu – những người tự xem mình là những người không có tầm nhìn gì hết ráo, sợ hãi những ý tưởng lớn, tự nhủ rằng mình không xứng đáng và cũng không có khả năng tạo ra một sản phẩm tuyệt vời.
Trên thực tế, “tầm nhìn chiến lược” ít có sự liên quan tới ý tưởng ban đầu của bạn mà thường đi liền với một quá trình thay đổi không ngừng của ý tưởng đó. Đúng vậy, bạn cần tạo ra sự tiến hóa cho ý tưởng của mình.

                                  

Sau đây là một câu chuyện thực tế sẽ cho bạn thấy rõ điều đó
Giờ đây người ta nói rằng thế mạnh đột phá nhất của iPhone chính là App Store và hệ sinh thái của nó, thứ chưa từng xuất hiện cho đến mùa hè năm 2008. Việc cho phép các nhà phát triển bên thứ ba làm ứng dụng cho iPhone là thứ ban đầu Steve Jobs kịch liệt phản đối. Ông cảm thấy đó là một hành động – như Walter Issacson ghi nhận trong cuốn tiểu sử của ông về Jobs – “gây ô nhiễm tới sự toàn vẹn” hệ sinh thái của Apple. Jobs có lý do chính đáng của mình  – Apple từng thất bại trong sự hợp tác trước đó với Motorola và Cingular trên chiếc điện thoại ROKR và Jobs không muốn mạo hiểm với một sản phẩm cách mạng như iPhone.
Thành viên hội đồng quản trị của Apple – Art Levinson, nhà đầu tư mạo hiểm John Doerr, và giám đốc marketing của Apple là Phil Schiller đã vận động Jobs, họ cho rằng rằng một nền tảng mạnh mẽ như iPhone sẽ được hưởng lợi từ việc mời các nhà phát triển ứng dụng của bên thứ ba để tạo ra các dịch vụ mới.
Giải pháp ban đầu của Jobs công bố tại WWDC 2007 là cho phép bên thứ ba phát triển các ứng dụng Web 2.0 (với quyền truy cập vào các chức năng cốt lõi của iPhone), và người sử dụng iPhone có thể truy cập các ứng dụng đó thông qua Safari. Các nhà phát triển đã cảm thấy như họ bị chọc tức. Và để đáp lại, “cộng đồng jailbreak” lập tức tạo ra Installer.app và Cydia, cho phép các nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng cho iPhone đã jailbreak và người dùng có thể tải về và cài đặt các ứng dụng từ bên thứ ba.
Thay vì tiếp tục gắn bó với tầm nhìn phòng thủ ban đầu về iPhone, Jobs đã có một quyết định khôn ngoan với sản phẩm của mình bằng cách thông báo ra mắt iPhone SDK (Software development kit) vào mùa xuân năm 2008. Đây là câu trả lời mà người tiêu dùng mong muốn, họ đã có thể cài ứng dụng của bên thứ ba trên điện thoại của mình để làm những công việc mà Apple không buồn ngó tới  khi ra  mắt iPhone.
Thoát khỏi sự giới hạn của ý tưởng tồi ban đầu, Jobs đã thay đổi tầm nhìn để nắm bắt tốt nhất cả hai thế giới, kiểm soát các ứng dụng trên iPhone với một quá trình phê duyệt ứng dụng nghiêm ngặt trong khi cho phép các ứng dụng bên thứ ba phát triển mạnh mẽ.

                                     

Steve Jobs, cũng như các doanh nhân thành công khác như Jeff Bezos, Thomas Edison, Henry Ford, đã không có một tầm nhìn hoàn hảo về tương lai. Và bạn cũng nên như vậy.
Như Jony Ive quan sát về tác động của Steve Jobs tới những ý tưởng riêng của Ive, “Những ý tưởng đến từ tôi và đội của tôi sẽ chẳng đi đến đâu nếu Steve đã không ở đây để thúc đẩy chúng tôi, làm việc với chúng tôi, và phản biện không ngừng nghỉ mọi ý tưởng của chúng tôi “.
Một người có tầm nhìn chiến lược thật sự không giống như những gì chúng ta đã tin tưởng, họ không phải đá trong một dòng suối – bướng bỉnh và không thể lay chuyển – họ thực sự giống như nước chảy xung quanh những hòn đá đó, cùng lúc tổng hợp các yếu tố đầu vào, đánh đổi, và học hỏi từ thị trường tạo ra các sản phẩm tuyệt vời.
Bạn vẫn không tin chúng tôi ư? Sau đây là một trích dẫn mà có thể các bạn đã từng đọc:
Khi bạn phát triển một ý tưởng, nó sẽ thay đổi và lớn lên, nó không bao giờ đi ra như mới bắt đầu bởi vì bạn sẽ học hỏi thêm những sự khác biệt tinh tế so với tầm nhìn ban đầu. Sẽ có nhiều thứ bạn cần đánh đổi. Bạn không thể bắt nhựa hoặc thủy tinh hoặc thậm chí cả các nhà máy hoặc robot, làm theo ý bạn để có một sản phẩm dễ dàng. Thiết kế một sản phẩm là giữ 5.000 thứ trong đầu bạn – tất cả chúng phù hợp hoàn toàn và kết hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên thứ mà bạn muốn. Cứ mỗi ngày bạn lại phát hiện ra một cái gì đó mới, một vấn đề mới hoặc là một cơ hội mới, để kết hợp 5000 thứ đó lại với nhau một cách hoàn hảo hơn.
Đó là trích dẫn từ Steve Jobs trong “The Lost Interviews”. Hãy học tập từ Jobs, đừng để rơi vào những tầm nhìn ảo tưởng của chính mình và cho rằng ý tưởng của bạn, hoặc là quá hoàn hảo để thay đổi hoặc quá đầy đủ để bắt đầu. Theo đuổi những sự thay đổi tích cực trong ý tưởng, đừng chỉ theo đuổi các ý tưởng.
Brant và Patrick là tác giả của cuốn sách “Khởi nghiệp tinh gọn” (The Lean Start-up). Cooper đã có hơn 15 năm kinh nghiệm khởi nghiệp và đi khắp thế giới để truyền đạt kinh nghiệp của mình. Vlaskovits đã thành lập hai công ty, là một cố vấn tại 500 Startups và tư vấn cho các công ty trên toàn thế giới. Follow họ trên Twitter: @ brantcooper và @ pv .