Social Media là gì?

Âm thầm ra đời, đi vào cuộc sống của người sử dụng, và bỗng nhiên trở thành đề tài thời sự nóng bỏng thời gian gần đây, đó là truyền thông xã hội (Social Media). Giới làm marketing ở khắp nơi nói về Social Media, cả trên thế giới lẫn Việt Nam. Thế nhưng để có thể định nghĩa chuẩn tắc cho các khái niệm Social Media không đơn giản. Vì Social Media còn khá mới mẻ nên ngay cả những người đang làm trực tiếp và chuyên sâu các chiến dịch truyền thông trên internet cũng đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau dựa trên những nghiên cứu và quan sát của chính mình.
 tgqtkynang-1-1
Theo Bà Phạm Thị Thu Trang - Senior Digital Media Planner của công ty Innity:
Social Media hay "Truyền thông cộng đồng" là truyền thông truyền thống được tích hợp thêm các ứng dụng ưu việt của Internet. Truyền thông cộng đồng cũng truyền đạt thông tin như các phương tiện truyền thông cũ nhưng nó không cố làm một cái "loa" để truyền tải thông điệp mà cho mọi người trở thành cái loa tự phát lan truyền thông tin và cùng tương tác với bạn bè trong cộng đồng của mình.
 thao-luan
Theo Ông Trương Trí Vĩnh - Giám đốc dự án VC Corp:
Truyền thông công chúng, là kênh truyền thông mà công chúng trực tiếp tham gia và quyết định khâu sản xuất (blog, các trang web thông tin cá nhân, forum), phân phối (linkhay.com, Digg, viet-studies), hay cả hai quá trình này (YouTube)... Điểm nổi bật của truyền thông công chúng là quá trình tiêu dùng diễn ra ngay trong quá trình sản xuất. Nói cách khác, việc sản xuất phần nào đó xuất phát mạnh mẽ từ nhu cầu tự thân

Theo Ông Trần Hữu Luật - Giám đốc khu vực Admax Network Việt Nam:
Social Media là nơi để các thành viên có thể giao tiếp với nhau một cách công khai. Đó có thể là blog, các trang mạng xã hội, các bảng tin nhắn và forum. Tivi, radio và báo in không phải là xã hội vì khán giả của những kênh truyền thông này không có cách nào để tương tác trực tiếp với tác giả của những thông tin được đưa ra.

Theo Ông Nguyễn Giang Nam - Senior Account Manager Pixel Media:
Truyền thông xã hội là môi trường trên Internet có sức lan tỏa và tương tác mạnh mẽ, nơi mọi người đều có thể tạo, đọc và chia sẻ những nội dung mà họ quan tâm và dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết. Chúng còn hỗ trợ việc trao đổi thông tin và kiến thức, biến những người sử dụng nội dung trở thành những nhà sản xuất nội dung, từ việc tiếp nhận thông tin thụ động (một chiều) sang chiều hướng tích cực hơn (hai chiều, mang tính tương tác).

Tuy mỗi người có một cách diễn giải khác nhau, nhưng trong đó có khá nhiều điểm tương đồng về Social Media như sau:
- Là một kênh truyền thông mới, diễn ra trên nền tảng Internet và người dùng tự sản xuất nội dung.
- Các thành viên tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp hai chiều và/hoặc đa chiều một cách chủ động. Sự kết nối này dựa trên những liên kết có sẵn trong lịch sử của cá nhân từng người như là quan hệ, giới tính, công việc, sở thích, ...
- Có tính xã hội hóa: môi trường tương tác mang tính công cộng (hoặc xã hội) mở rộng.

Social Media, nói một cách chung nhất, là khái niệm chỉ một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến - tức là những trang web trên Internet. Trang web đó có thể là blog, là trang chia sẻ các video, là mạng xã hội. Định nghĩa về Social Media thực sự là một thử thách bởi chính tính đa dạng và xã hội hóa của nó đã liên tục làm sản sinh ra những dạng thức mạng xã hội mới. Mỗi một trang web mới ra lại đưa thêm những ý nghĩa quan trọng vào định nghĩa của Social Media.

Thời của truyền thông cộng đồng - Social Media

Số lượng các mạng xã hội và diễn đàn mọc lên như nấm sau mưa. Lượng thành viên tăng trưởng không ngừng theo cấp số nhân. Kế hoạch quảng bá trên các kênh truyền thông cộng đồng đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch marketing trực tuyến. Trào lưu sử dụng kênh truyền thông xã hội đã lan đến Việt Nam và trong tương lai gần có thể làm thay đổi cục diện phân chia ngân sách marketing.
12345
Ngày càng nhiều người vào mạng để kết nối cộng đồng
Theo phân tích của Hiệp hội các nhà xuất bản trực tuyến (Online Publisher Association - OPA), lượng người dùng dịch vụ và trang truyền thông webmail, tin nhắn nhanh (Instant Message) đang dần ít đi, thay vào đó là sự lên ngôi của các kênh truyền thông xã hội. Nếu năm 2003, cư dân mạng sử dụng 46% thời gian online cho các hoạt động liên lạc truyền thống như gởi email và tin nhắn thì đến năm 2009, số lượng ngày giảm xuống còn 27%. Trong tương lai, cư dân mạng sẽ chỉ sử dụng các hoạt động truyền thống này cho những hoạt động cá nhân, còn việc liên lạc với người thân, bạn bè và cả việc tạo dựng những mối quan hệ mới sẽ được thực hiện thông qua các trang truyền thông xã hội.
 img-seo-social-media01
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của FTA nếu năm 2007 những mục đích quan trọng nhất của người dùng Internet khi online là: đọc tin tức, kiểm tra email, nghe nhạc, chat và chơi game thì đến nay trong top 5 này có sự góp mặt của hoạt động truy cập mạng xã hội.
Sôi động các kênh truyền thông cộng đồng
Sự bùng nổ các mạng xã hội thuần Việt diễn ra từ năm 2007 với hàng loạt tên tuổi lớn như Cyworld, Clip.vn, Yume, YoBanBe, ... nhưng tất cả không vượt qua nổi Yahoo 360. Từ giữa năm 2008, khi Yahoo rậm rịch ngưng cung cấp dịch vụ blog tại Việt Nam, các mạng xã hội khác đã nhanh chóng tận dung cơ hội ngàn năm có một để vươn lên chiếm lĩnh thị trường. VinaGame phát triển Yobanbe thành mạng Zingme, Facebook cho ra ời phiên bản tiếng Việt, Yume tranh thủ các hoạt động quảng bá sánh bước cùng sao để lôi kéo người dùng Internet ... Với những nỗ lực truyền thông, số lượng thành viên của các mạng xã hội Việt đã tăng trưởng đáng kể. Zingme sau hơn một tháng ra mắt đã có hơn 880,000 thành viên thường xuyên (đăng nhập ít nhất một lần trong 30 ngày), Yume cũng đã đạt con số hai triệu thành viên tính đến nay. Tuy các con số này thật ấn tượng, song các mạng xã hội Việt vẫn chưa trở thành lựa chọn số một cho đa số người dùng. Theo kết quả khảo sát của FTA tháng 8 vừa qua, trong số 10 mạng xã hội được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, chỉ xuất hiện một vài mạng xã hội "made in Vietnam" là Yobanbe, Cyworld còn lại là các tên tuổi quốc tế. 
Facebook đang tạo ra một trào lưu sử dụng mạng xã hội mới ở Việt Nam, tựa như phong trào "người người viết blog, nhà nhà viết blog" của Yahoo 360 cách đây vài năm. Chưa tạo thành cơn lốc như Facebook, các mạng Twitter, Hi5, Tumblr, ... cũng mang đến những lựa chọn mới làm phong phú thêm các kênh truyền thông xã hội. Bên cạnh đó, các trang web phục vụ nhu cầu chia sẻ và kết nối cộng đồng như linkhay.com, henantrua.vn, ... xuất hiện ngày một nhiều. Sự sôi động của các kênh truyền thông xã hội thời gian gần đây còn được bắt nguồn từ sự ra đời của các mạng xã hội nhắm đến những phân khúc nhỏ của thị trường, như caravat.com hướng đến cộng đồng doanh nhân, cyvee.com dành cho giới văn phòng, Vihuni cho người dùng điện thoại di động, ...
Tin lời bạn bè hơn banner
Động cơ sử dụng các kênh truyền thông xã hội của cư dân mạng đã thay đổi đáng kề từ khi Yahoo 360 bắt đầu nói lời rút lui khỏi thị trường. Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của blog, người sử dụng Yahoo 360 thích bày tỏ suy nghĩ, quan điểm và giữ liên lạc với bạn bè thông qua các hoạt động truyền thống như viết nhật ký, Yahoo Mail, Yahoo Messenger. Trong khi đó, sự bùng nổ của trào lưu Facebook vài tháng gần đây lại đánh trúng nhu cầu kết nối bạn bè, cập nhật tin tức và giải trí của người dùng. Nắm bắt được xu hướng này, đa số các trang mạng xã hội đều đầu tư nhiều ứng dụng cho các hoạt động giải trí. Facebook có các trò chơi, trắc nghiệm vui; Zingme có nông trại vui vẻ; Cyworld với phim trường ảo, ... 
Nếu trước kia, hoạt động marketing trên kênh truyền thông xã hội chủ yếu là đặt banner, đăng tải video clip, PR bằng blog, thuê hot blogger viết bài, forum seeding, ... thì với các công cụ mới hiện nay các doanh nghiệp cần chú trọng nhiều đến các hoạt động marketing lan truyền trên môi trường Internet. 
Điều đáng lưu ý là 50% người dùng các kênh truyền thông xã hội chủ động xem các quảng cáo dưới dạng bannerrich mediawidget, ... Chỉ có 17% người dùng Internet tin vào các banner, 16% xem các quảng cáo popup. Do đó, cho dù chi phí để đặt banner trên các trang như Facebook, Yume, Cyworld, ... là khá thấp so với quảng cáo trên tivi hay trang quảng cáo trên báo in, maketer cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi duyệt kế hoạch truyền thông. Trong khi các hoạt động truyền thống (đặt popup, đăng bài viết quảng cáo) không được người sử dụng tin cậy thì những đường link về sản phẩm, dịch vụ do bạn bè giới thiệu lại được người dùng Internet đánh giá cao. 81% cư dân mạng sẽ nhấn vào đường link do bạn bè gởi, trong khi chỉ có 49% chủ động đi tìm thông tin về sản phẩm mình cần. Tham khảo thông tin về sản phẩm trên các diễn đàn, lắng nghe bình luận của các chuyên gia, ... cũng là cách thức được nhiều người dùng tin tưởng.
Hành vi của người dùng trên các kênh truyền thông xã hội đang thay đổi mỗi ngày kéo theo sự thay đổi của các chiến dịch marketing trên InternetSocial Media đã trở thành một phần tất yếu trong mỗi chiến dịch marketing trực tuyến cũng như chiến dịch marketing 360o của các doanh nghiệp. Cơ chế lan truyền thông tin với vận tốc ánh sáng trên Internet mang đến những cơ hội quảng bá thương hiệu với chi phí hợp lý nhưng cũng có thể hủy diệt doanh nghiệp chỉ bằng vài đường link. Am hiểu về Social Media để có thể khai thác tối đa những lợi ích của kênh truyền thông mới này, nếu chỉ làm theo phong trào, marketer sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhận "trái đắng" từ kênh truyền thông cộng đồng.


Social Media có mối liên hệ như thế nào với Mass Media?

Theo Ông Dương Minh Việt - Phó Tống Giám đốc Công ty CP Truyền thông Việt Nam (VC Corp)
Social Media (truyền thông của công chúng) giống Mass Media (truyền thông đại chúng) ở điểm chúng cùng là công cụ truyền thông. Sự khác nhau lớn nhất giữa chúng thể hiện ở mô hình, mục đích, chất liệu truyền thông và đích phân phối (nhóm công chúng).
truyen-thong4
Nói đến Mass Media là nói đến các kênh truyền thông chuyên nghiệp, hoạt động vì mục đích thương mại, chính trị, tôn giáo. Cụ thể hơn, Mass Media có thể giới hạn trong phạm vi các phương tiện truyền thống như báo chí, truyền hình, phát thanh, báo mạng.
Còn Social Media (truyền thông của công chúng) đến thời điểm này là một thành phần củaSocial Network (mạng xã hội), ra đời cùng với sự phát triển của mạng xã hội trên Internet, là sự lan truyền thông tin của các thành viên trong mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu tự thân của người dùng. Nói một cách đơn giản thì có thể coi Social Media là sự truyền miệng trên môi trường Internet.
Điểm khác biệt dễ thấy nhất là về cơ bản, Mass Media là quá trình truyền thông một chiều, một nguồn phát tin - nhiều nguồn tiếp nhận. Còn Social Media là mô hình truyền thông đa chiều, đa nguồn - đa tiếp nhận.
img-seo-social-mass-280x300
Chất liệu lỗi của media là các nội dung (content) như ảnh, bài viết, lời bình, clip, bản tin báo chí, chương trình truyền hình, phát thanh, ... Mass Media kinh doanh trên chất liệu lỗi của mình (như bán báo, thuê bao để xem chương trình truyền hình cáp, quảng cáo, ...). Còn với Social Media, chất liệu lõi thường là ý kiến, sự bày tỏ thái độ, cảm xúc, quan điểm cá nhân, các thông tin mang tính cá nhân, hoặc chia sẻ những thông tin chung (Mass Media) có ý nghĩa đối với bản thân người sử dụng.
Dưới góc độ phân phối, Social Media định vị theo cá nhân và các mối quan hệ của các nhân, theo các cấp độ:
- Content source (nguồn nội dung): blog, forum, Flickr, Sannhac, ...
- Content sharing (chia sẻ nội dung): Facebook, Wiki, Twitter, ...
- Content distribution (phân phối nội dung): Twitter, YouTube, linkhay, Digg, ...
Trong đó, việc phân phối nội dung thông qua "màng lọc" của cá nhân là con người thật và đích phân phối trực tiếp chính là danh sách bạn bè, mạng lưới của cá nhân đó. Điều này ngược lại với truyền thông đại chúng, vốn có tính cá nhân rất thấp, sản phẩm truyền thông được định vị theo phân khúc người dùng và phân phối trên hệ thống của Mass Media.
Về mối quan hệ giữa Social Media và Mass Media trong tương lai, sự tham gia của Social Media vào bức tranh truyền thông chung sẽ "phẳng hóa" môi trường truyền thông và giới thiệu kênh mới cho công chúng, đồng thời khiến Mass Media phải thích ứng và trở nên "dân chủ" hơn, thân thiện hơn. Công chúng sẽ thụ hưởng một môi trường giàu tài nguyên hơn.
Có khả năng dẫn đến một sự phân chia lại thị trường tin tức một cách tương đối trong quá trình truyền thông. Social Media sẽ tham gia mạnh mẽ ở vai trò phát hiện sự kiện, khu vực nội dung chuyên sâu và khâu phân phối. Mass Media vẫn chiếm thế mạnh ở đưa tin tức sự kiện hàng ngày, báo chí điều tra, tập hợp và mở rộng vấn đề, sản xuất các nội dung, chương trình có chất lượng cao, quy mô lớn. Bên cạnh đó, Mass Media cũng sẽ hòa nhập vào môi trường Social Media để tận dụng giá trị phân phối của môi trường này.

Marketing không tốn tiền

 Có cách nào để có thể làm marketing mà không tốn tiền không? Làm thế nào để công ty không phải nợ nần vì mất nhiều chi phí vào việc tìm thị trường?
Thực tế là hầu hết các hoạt động marketing đều tốn kém, dù ít dù nhiều bạn cũng phải bỏ ra một ít chi phí. Tuy nhiên, có một số cách ít tốn kém, thậm chí là không tốn một xu nào mà bạn vẫn có thể làm cho mọi người biết đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Những bí quyết dưới đây có thể không bắt bạn phải trả tiền nhưng bạn sẽ phải dành thời gian cho nó. Hãy chuẩn bị tinh thần nhé.
634075514051875000-238x300
Những bí quyết này phù hợp cho cả những công ty mới thành lập. Hãy bắt tay ngay từ bây giờ và thực hiện từng việc một. Bạn sẽ có kết quả không ngờ.
1. Xây dựng mạng lưới tại các sự kiện. Bạn hãy tham dự vào các hội thảo của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cuộc gặp của các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức do doanh nhân thành lập. Tại đó, bạn có thể tìm cách gây sự chú ý của khách hàng và thu hút khách hàng. Hãy xin danh thiếp của các giám đốc, những người tham dự hoặc có mặt tại các sự kiện này, sau đó bạn nên viết thư hoặc gọi điện để giữ liên hệ. Hãy làm việc này ngay lập tức. Nếu những "khách hàng" tiềm năng không thể sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn ngay, hãy nhờ họ tư vấn xem liệu có một ai đó có thể cần tới dịch vụ của bạn và xin họ thông tin về đối tượng đó.
2. Tham dự các cuộc gặp gỡ công chúng. Tại các cuộc tiếp xúc với công chúng, việc đưa ra các cam kết sẽ rất có ích để gây được sự quan tâm của những người tham dự. Đây là một cách không chỉ có thể giúp bạn chia sẻ hiểu biết của mình mà còn có thể giúp người khác từ những thông tin của bạn, đồng thời cũng làm cho mọi người biết đến dịch vụ của bạn.
3. Phát những tài liệu có ích. Khi những tài liệu của bạn phát đi, người ta chỉ giữ lại chúng vì chúng có ích cho họ, bằng không họ sẽ cho nó vào thùng rác. Ví dụ, với người làm công việc tư vấn kinh doanh, có thể tài liệu phát đi là "Top 10 bí quyết Marketing mà đối thủ của bạn muốn biết". Hãy đảm bảo là tên, số điện thoại, email, website của bạn được ghi đầy đủ trên tài liệu này.
4. Xây dựng liên doanh. Bạn hãy tìm đồng nghiệp hoặc các doanh nghiệp khác làm cộng sự để cùng hợp tác phát triển. Ví dụ những người làm phần mềm thì có thể kết hợp với những người thiết kế web. Những người làm thiết kế lại có thể kết hợp với người làm copywriter. Bạn thử tìm xem ai có thể làm đối tác với bạn được nhé.
5. Viết thư cho các báo. Hãy viết thư gửi cho các báo và làm cho họ chú ý bởi những thông tin đáng giá của bạn. Đừng quên ghi rõ thông tin cá nhân và địa chỉ website của bạn.
Bạn hãy thử nghiệm các bí quyết này trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy có rất nhiều kết quả không ngờ. Và bằng những cách này, bạn không tốn kém gì cả, trừ thời gian của bạn.

5 công cụ tiếp thị trực tuyến hiệu quả

Theo Trung tâm Internet Thế giới, hiện nay trên thế giới có 1,6 tỷ người sử dụng internet, chiếm 23,8% dân số toàn thế giới. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam, tính đến tháng 04.2009, đã có khoảng 21 triệu người sử dụng internet, chiếm tới 24,98% tổng dân số. Điều này cho  thấy số người truy cập internet đang chiếm một tỷ lệ lớn và ngày càng tăng cao. Do đó, xu hướng chuyển đổi các hình thức marketing truyền thông sang marketing trực tuyến đang dần lan rộng cùng với sự phát triển của internet. Thay vì các cách quảng cáo bằng banner, logo lặp đi lặp lại nhàm chán trên các website, bài viết này sẽ chia sẻ một số cách thức trên thị trường trực tuyến khác có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
web_1

HÃY  ĐỂ KHÁCH HÀNG TÌM THẤY BẠN TRÊN INTERNET
 
      Theo thói quen của những người dùng internet, khi cần mua sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, đầu tiên họ  sẽ vào Google và tìm kiếm cái mình cần bằng những từ khóa thích hợp. Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp một dịch vụ/ sản phẩm, nhưng website của doanh nghiệp lại nằm ở trang thứ 11 trong kết quả tìm kiếm Google? Chắc chắn bạn sẽ không có cơ hội để bán dịch vụ của mình, bởi người dùng thường chỉ có  thói quen tìm trong 10 trang đầu tiên. Vậy làm sao để khách hàng tìm thấy bạn?
 
      Có  2 cách: trả tiền quảng cáo từ khóa thông qua dịch vụ Google Adwords hoặc tối ưu hóa công cụ  tìm kiếm (SEO-Search Engie Optimization).
 
      Google Adwords cho phép mua những từ khóa mà doanh nghiệp muốn website của mình sẽ xuất hiện bên tay phải trong trang kết quả đầu tiên và chỉ phải trả  tiền khi có người vào website của mình. Bạn có  thể quy định số tiền nhất định cho mỗi từ khóa mình muốn quảng cáo như 1.000 đồng hay 3.000 đồng tùy vào mức độ cạnh tranh của từ khóa hay vị trí muốn xuất hiện. Với Google Adwords, website của bạn sẽ hiển thị ngay khi trả tiền dịch vụ. Điều này tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp mới có website hay mới tham gia thị trường giới thiệu dịch vụ đến khách hàng mục tiêu.
 
      Còn với SEO, doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hóa  để nâng cao thứ hạng của mình trong trang kết quả  của công cụ tìm kiếm, kết quả sẽ hiển thị một cách tự nhiên bên trái trong trang đầu tiên của Google. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có thời gian, thông thường từ  3-6 tháng với những từ khóa cạnh tranh khác. Doanh nghiệp nên thuê đơn vị thứ 3 làm công việc vì SEO đòi hỏi thời gian, sự hiểu biết và kiên trì.
email

EMAIL MARKETING: CHỦ ĐỘNG TIẾP CẬN VÀ  DUY TÌ QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
 
      Email đang dần thay thế cáh gửi thư qua bưu điện vì nhanh chóng và chi phí rẻ. Tuy nhiên, rào cản của email marketing chính là sự không hài lòng, khó chịu của người nhận với những email mang tính chất quảng cáo. Xu hướng sử dụng bản tin điện tử (eNewsletters) là một cách để tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp nên khuyến khích với khách hàng tham gia nhận eNewsletter bằng nhiều hình thức nhận ưu đãi giá cho thành viên tham gia nhận bảng tin.
 
      Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức bản tin điện tử để tiếp cận khách hàng như Vietnamworks với bản tin việc làm, Jestar với bản tin khuyến mãi với giá vé máy bay... Kênh này sẽ giúp duy trì thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng, tạo nhu cầu và kích thích hành vi mua hàng của khách hàng.
visuel-1
THỰC HIỆN “MARKETING TIN ĐỒN”
 
      Gần  đây, một số người trong cộng đồng mạng Việt Nam gửi cho nhau xem đường link video quảng cáo “Những đứa trẻ Evian” của nhãn hiệu nước khoáng Evian. Có lẽ Evian không phải tốn một đồng nào cho những người “tiếp tay” phát tán đoạn phim bởi nó được truyền đi vì ý muốn chia sẻ sự vui vẻ, đáng yêu của đoạn phim cho người thân và bạn bè. Evian đã thành công trong chiến dịch này với khoảng 20 triệu lượt người truy cập vào YouTube.com để xem đoạn phim vì họ đã tạo được hiện tượng và những người xem đã tự nguyện truyền tải đến các thành viên khác. Đây có thể xem là hình thức Viral Marketing, còn gọi là Buzz Marketing (marketing tin đồn) hay Words Of Mouth Marketing (marketing truyền miệng) với cách thức lan truyền rộng giống như virus.
 
      Internet có thể làm cho con virus marketing lan nhanh hơn dịch cúm A/H1N1 ngoài đời thông qua blog, mạng xã hội, chat room, forum. Susan Boyle, một thí sinh của chương trình Britain’s Got Talent, là một ví dụ. Cô đã nổi tiếng toàn cầu chỉ sau một đêm đoạn hát của cô xuất hiện trên YouTube. Vấn đề doanh nghiệp là phải tạo nên một con virus có khả năng lan truyền. Đó có thể là một đoạn phim vui nhộn, chương trình giảm giá hấp dẫn hay câu chuyện điên rồ nào đó...
viral_marketing

XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI KINH DOANH VÀ  TIẾP THỊ TRÊN INTERNET
 
      Xây dựng mạng lưới đại diện kinh doanh rộng lớn là  điều mong muốn của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí  sẽ gia tăng tỉ lệ thuận theo số lượng đại diện kinh doanh. Với Affilitae Marketing (marketing dựa trên cộng tác viên), doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng bán hàng, mở rộng thương hiệu với chi phí thấp vì không phải trả lương cố định hàng tháng cho hàng ngàn cộng tác viên. Những cộng tác viên này chỉ nhận hoa hồng trên việc giới thiệu khách hàng đến xem website doanh nghiệp (pay-per-view), khách hàng bấm chuột vào mẫu quảng cáo link đến website doanh nghiệp (pay-per-click) hay hoa hồng trên nhứng đơn hàng bán được cho khách được giới thiệu (pay-per-sale).
 
      Để làm được điều này, doanh nghiệp nên thiết lập một hệ thống quản lý tự động cộng tác viên. Mỗi cộng tác viên sẽ được cung cấp một mã số duy nhất và dùng nó khi giới thiệu với khách hàng. Khi khách hàng sử dụng mã số để mua hàng, cộng tác viên sẽ được hoa hồng trên đơn hàng mà khách hàng đã mua. Để chiến lược này hiệu quả, doanh nghiệp nên có chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng mã số cộng tác viên để mua hàng, ví dụ khi khách hàng sử dụng mã số cộng tác viên sẽ được giảm giá 5% đơn hàng.
 
      Hiện nay trên thế giới có những trang web như www.clickbank.com đứng ra làm cầu nối giữa các doanh nghiệp và cộng tác viên. Doanh nghiệp có thể tham gia website và cung cấp sản phẩm, mức hoa hồng để các cộng tác viên này bán.
images (12)
PR CHO CỘNG ĐỒNG ẢO
 
      Hồi trung tuần tháng 5.2008, trên các blog (Yahoo! 360) của ca sĩ  Hà Anh Tuấn, Bảo Thy hay “hot blogger” Cô Gái  Đồ Long xuất hiện những bài viết, trong đó có nói  đến chiếc máy tính xách tay nhỏ gọn (netbook) mà  chủ nhân blog muốn khoe với bạn bè mình. Sau đó, netbook Auss EePC đã xuất hiện thành công tại Việt Nam với hơn 2.000 chiếc có mặt trên thị trường ngay trong ngày đầu tiên.
 
      Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua các bài viết PR khôn khéo của các “hot blogger” có thể mang lại hiệu ứng cao vì họ có số lượng fan trong cộng đồng ảo rất lớn. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng cộng đồng ảo để mang về doanh thu thật bằng cách “gieo mầm” những đánh giá tốt trên diễn đàn, blog, mạng xã hội.
 
      Bên cạnh nhũng cách thức trên, doanh nghiệp còn có thể  tham gia quảng cáo trên các trò chơi trục tuyến, tham gia triển lãm trên các hội chợ ảo, viết blog hay tiểu blog (micro-blogging), sàn giao dịch trục tuyến, trang rao vặt  để tiếp cận khách hàng trên internet.
 
      Tuy nhiên tất cả sẽ trở thành vô ích hoặc thậm chí có tác dụng ngược nếu doanh nghiệp không chăm sóc thông tin trong website của mình. Khách hàng sẽ thất vọng và chấm dứt việc đặt hàng khi không tìm thấy thông tin mong muốn trong website của doanh nghiệp.
 
TRẦN NGỌC ANH ( Giám  đốc điều hành Công ty BOM Corporation)
 
Nguồn: Emarketing.vn (Theo Nhịp cầu đầu tư)

E-Marketing hiệu quả

Khi công ty bạn đã xây dựng website, bạn cần thực hiện chiến lược E-marketing để thu hút khách hàng đến website của mình. Đặt banner trên các báo điện tử, đưa video clip lên YouTube để chia sẻ với cộng đồng, nhờ các “hot” blogger viết bài giới thiệu… 
e1
Có rất nhiều công cụ quảng bá khác nhau trên Internet mà marketer có thể lựa chọn. Nhưng làm thế nào để các công cụ phát huy hiệu quả thể hiện ở việc lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêu đến với chiến dịch là câu hỏi mà không phải marketer nào cũng có thể trả lời.
I - Blogging - Tận dụng sức mạnh của quyền lực thứ năm
Ra đời sau báo hình, báo in, báo tiếng, báo điện tử nhưng blog đang nhanh chóng vươn lên trở thành quyền lực thứ năm trong giới truyền thông.
Một câu chuyện có thực tại Malaysia
Ngày 20.6.2008, Kenny Sia, blogger nổi tiếng nhất tại Malaysia than phiền về chất lượng thức ăn phục vụ trên chuyến bay của hãng Hàng không Air Asia trên blog của mình kèm theo hình minh họa. Ngay trong ngày, độc giả trên blog của Kenny đã viết hơn 20 trang A4 phê bình chất lượng thức ăn của Air Asia. Một tuần sau đó, Kenny nhận được lời mời của Air Asia tham dự buổi ra mắt thực đơn mới cho chuyến bay. Một chút do dự, nhưng rồi Kenny quyết định tham gia sự kiện này. Hình thức trình bày, mùi vị của món ăn mới gây ấn tượng tốt cho Kenny. Ngay sau chương trình, đích thân Tony Fernandes - Chủ tịch Tập đoàn Air Asia đã gọi điện thoại cảm ơn sự có mặt của Kenny. Khi trở về nhà, anh đã viết lại trên blog những ấn tượng của mình về cuộc trải nghiệm sản phẩm và đăng tải toàn bộ hình ảnh cùng minh chứng về cuộc điện thoại của Tony. Lần này, độc giả của Kenny đã đưa ra hơn 223 lời bình tích cực.
ec2
Blogging - gắn thương hiệu với “hot“ blogger
Sử dụng “hot” blogger để quảng bá sản phẩm hay đánh bóng tên tuổi của một thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng ba năm nay, cùng với sự phát triển của Yahoo!360. Người tiêu dùng thường tin những người họ quen biết hay những tên tuổi lớn trong thế giới blog (hot blogger) hơn là những quảng cáo trên báo hay tivi. Blogging là một hình thức quảng bá có mức độ tin cậy cao, một dạng marketing truyền miệng online. Doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ tính cộng đồng của blog, tạo độ phủ cũng như sức lan tỏa mạnh mẽ vì blogger là những người năng động và rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng như mạng xã hội… Và có thể nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng một cách nhanh chóng.
Câu chuyện trên đây cũng cho thấy rõ sử dụng hot blogger cũng có những thách thức nhất định. Sử dụng đúng cách thì tạo ra hiệu quả, ngược lại có thể phản tác dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của doanh nghiệp.
1. Chọn đúng “những người có ảnh hưởng” (Influencer)
Đây là phần quan trọng nhất của toàn chiến dịch liên quan đến việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy theo quy mô, đặc tính sản phẩm, thông điệp mà có thể chọn nhiều dạng blogger khác nhau, có thể nổi tiếng hoặc không nổi tiếng hoặc có thể là ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, tất cả những người này đều phải có liên quan đến thương hiệu, thông điệp sản phẩm và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng blogger mà nhãn hàng đang hướng tới. Tầm ảnh hưởng của blogger được xác định dựa trên chất lượng bài viết, số lượng lời bình và danh sách bạn bè của họ.
2. Truyền đạt tinh thần của sản phẩm, thông điệp
Chỉ khi cảm nhận được cái “hồn” và thông điệp của sản phẩm thì các blogger mới có thể giới thiệu một cách rõ ràng, cuốn hút và tự nhiên. Vì thế, hãy phân tích cho họ hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm, nhất là các điểm mạnh, khuyến khích họ đối thoại, chất vấn và trải nghiệm để yêu thích sản phẩm thật sự và trở thành “đại sứ” của thương hiệu, chứ không đơn thuần là một người đưa tin.3. Kiểm soát chất lượng của bài viếtDoanh nghiệp hay các công ty quảng cáo không thể viết thay cho blogger vì sẽ làm mất tính tự nhiên và làm giảm sức hấp dẫn của blog. Thay vào đó, hãy đảm bảo quyền lợi của nhãn hàng bằng cách đánh giá và chỉnh sửa những đại ý mà blogger đưa ra trước khi viết. Sau khi thống nhất, để cho họ tự do thể hiện bằngngôn ngữ và phong cách của mình trên cơ sở khuyến khích người khác nghĩ tốt về sản phẩm.4. Kết hợp với các công cụ online khác
Quảng bá bằng blog nên kết hợp với các công cụ online mang tính cộng đồng và tương tác cao như chat, diễn đàn, mạng xã hội… để tạo độ phủ và gia tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch.
5. Thu nhận và đánh giá phản hồi
Các công ty nên có những đánh giá định kỳ về phản hồi của người tiêu dùng qua những suy nghĩ, ý kiến trên diễn đàn, chat, lời bình trên blog, mạng xã hội… do các hot blogger báo cáo về để có những điều chỉnh thích hợp.
6. Duy trì mối quan hệ với blogger
Các hot blogger, những người đã có cơ hội trải nghiệm với sản phẩm và gắn bó với bạn trong một thời gian có thể sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong các lần tung sản phẩm hoặc chiến dịch khác. Trong mỗi sự kiện liên quan đến thương hiệu, bên cạnh danh sách khách mời báo chí, đừng quên gửi thiệp mời cho những hot blogger có sức ảnh hưởng tới thương hiệu. Hãy xây dựng mối quan hệ và giữ liên lạc với họ để triển khai các chiến dịch tiếp theo.
II - Brand widget - sức mạnh công nghệ và sự sáng tạo
Trong chiến dịch marketing cho gói sản phẩm quần jeans và giày dép mới đây, Levi’s đã tung ra một widget gồm các slide mô tả sản phẩm, kèm theo những đoạn nhạc để tăng sự thu hút với những phụ nữ thành thị và một mẩu giấy điện tử có thể chỉnh sửa để người dùng để lại tin nhắn hay thông báo nơi họ sẽ đến mua hàng. Kết quả, sản phẩm đã được bán hết chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.
Quảng bá thương hiệu bằng widget
Widget là một mẩu (box) nội dung di động có mã số có thể được cài đặt và hoạt động trong bất kỳ đoạn mã HTML riêng lẻ trên trang web, trang chủ cá nhân, màn hình vi tính, blog hoặc mạng xã hội của người sử dụng cuối mà không cần biên dịch. Widget thường tồn tại dưới dạng DHTML, JavaScript, hoặc Adobe Flash và làm việc như một chương trình hoặc ứng dụng mini. Widget thường bao gồm tin tức, thời tiết, đồng hồ, game...
Quảng bá thương hiệu bằng widget là cách tạo ra một chương trình có những ứng dụng hữu ích liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để thu hút người sử dụng tải về máy tính, trang web, blog, mạng xã hội… Widget nhận được sự tin tưởng rất cao của người dùng Internet vì nó được chính họ lựa chọn và chủ động tải về, công cụ này cũng tạo sự tương tác thường xuyên với khách hàng khi hiện trên màn hình máy tính của họ mỗi ngày và có sức lan tỏa lớn vì có thể được chia sẻ với nhiều người.
Bí quyết tạo một widget hiệu quả
Để đạt được hiệu quả, những widget quảng bá thương hiệu phải lôi kéo được nhiều người dùng sử dụng thường xuyên, có những ứng dụng phổ biến và nhất là đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Muốn vậy, các marketer cần lưu ý:
1. Đem lại giá trị cho người dùng
Widget phải có những yếu tố giải trí (game, đố vui, những đoạn phim quảng cáo...), gia tăng sức ảnh hưởng của người sử dụng với cộng đồng qua việc để họ thể hiện bản thân theo những cách mới lạ như cá nhân hóa các slide, nâng cấp chủ đề tin nhắn, tạo playlist trong mp3…, đồng thời phải thường xuyên tăng thêm những đặc điểm mới để lôi cuốn người dùng quay trở lại.
2. Đơn giản, tập trung và có liên quan
Bạn cần tạo ra một vài ứng dụng chính làm nổi bật thông điệp mà vẫn có đủ sức thu hút chỉ với vài cú click chuột.
3. Gia nhập vào những trang web quyền lực
Các mạng xã hội như MySpace hay Facebook đều có chính sách mở các platform cho những nhà phát triển widget. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để quảng bá thương hiệu với các thành viên trong mạng xã hội và bạn bè của họ qua việc cho phép người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ nội dung.
 
4. Tối ưu hóa mức độ sử dụng
Những widget được cài đặt đều gửi về một file có mã số riêng, vì thế có thể nhanh chóng nhận được phản hồi và phát triển nội dung theo nhu cầu của người dùng. Bạn cũng có thể linh động trong việc điều chỉnh ngân sách và chiến lược để trở thành kênh quảng bá tốt nhất.
5. Lên kế hoạch cho những chiến dịch tiếp theo
Khi chiến dịch kết thúc, thay vì bỏ mặc nội dung gốc của một widget, bạn có thể duy trì cho một chiến dịch tiếp theo bằng cách tạo ra nội dung mới dựa trên phản hồi của người dùng.
6. Bắt kịp hành vi của người sử dụng
Xu hướng trong giao tiếp và tự thể hiện của cộng đồng mạng đang có nhiều thay đổi như gửi tin nhắn nhiều hơn email và các tin nhắn xuất phát từ profile trong mạng xã hội... Do đó, bạn phải tạo ra các widget phù hợp với những hành vi mới của người dùng để tăng tính cạnh tranh. Các thương hiệu thất bại trong việc tương tác với người dùng có thể là do không tạo mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn hoặc để cho các đối thủ cạnh tranh có được mối quan hệ với họ.
III - Email marketing - khó nhưng không phải là không thể
38% số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 18-30 có sử dụng email, con số này ở độ tuổi 41-50 là 34%. Theo nghiên cứu của AC Nielsen 2008, email đứng thứ tư trong các hoạt động được sử dụng nhiều nhất trên Internet. Đặc biệt ở TP.HCM, mức độ sử dụng email hàng ngày và thường xuyên chiếm đến 73% (theo nghiên cứu của FTA 2008). Những con số trên khiến các marketer không thể bỏ qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng: Email marketing.
Lợi thế của Email marketing
Chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới hàng trăm ngàn người với chi phí chỉ bằng 1/5, thậm chí chỉ 1/10 so với gửi thư thông thường. Nội dung sống động với hình ảnh, âm thanh, video… mà không tốn chi phí in ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa. Thêm nữa có thể đo lường hiệu quả và nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng… Đó là những ưu điểm mà email marketing có thể tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với việc phát triển Email marketing là nỗi lo ngại bị xem là hình thức “spam” hộp thư của khách hàng.
Thực hiện email marketing hiệu quả
Email marketing có tạo ra được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và quá trình thực hiện của các doanh nghiệp, trong đó có năm vấn đề đáng chú ý sau:
1. Đúng người
Quan trọng nhất trong việc sử dụng Email marketing là có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý nhận email. Danh sách này có thể được tạo ra bằng những mẫu đăng ký thành viên trên trang web, tổ chức sự kiện online/offline… Đây chính là những người có quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở email sẽ rất cao.
2. Đúng nội dung
Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có hệ thống chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự liên quan giữa tiêu đề và nội dung, dung lượng hình trong một email… Nếu người dùng nắm rõ các quy tắc này sẽ thiết kế được một email “hợp pháp”. Cũng cần đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi email bị coi là phiền nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách hàng này ra khỏi danh sách. Để tạo nội dung hấp dẫn, email mẫu nên được thiết kế có độ rộng dưới 500 pixel, tựa đề dưới 35 ký tự, không nên sử dụng tiếng Việt có dấu, để thông điệp chính bên tay trái và nên có những văn bản thay thế cho hình ảnh vì một số công cụ như Microsofr Outlook có tính năng chặn hình ảnh. Điều quan trọng là nội dung nên được thiết kế động và cá nhân hóa.
3. Đúng thời điểm
Tìm hiểu thói quen của đối tượng để email có cơ hội được mở ra nhiều nhất. Email cho doanh nghiệp nên gửi vào ban ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, email cho người tiêu dùng thì nên gửi vào thứ Hai hoặc thứ Năm là lúc người ta sử dụng email nhiều nhất.
4. Đúng tần suất
Những email có cùng một nội dung chỉ nên gửi 2-4 lần/tháng cho cùng một đối tượng. Ít hơn số này thì chưa tạo ra độ nhận biết còn nhiều hơn thì sẽ gây phản cảm.
5. Đúng kênh truyền thông
Email khi kết hợp với các công cụ khác sẽ tạo được hiệu quả rất cao như kết hợp với direct mail (dùng email để thông báo trước rồi gửi thư trực tiếp đến những người có phản hồi với email thì cơ hội sẽ cao hơn do đã chọn được đối tượng có quan tâm đến chương trình).
Để đo lường hiệu quả và có những thay đổi thích hợp, doanh nghiệp nên thường xuyên thực hiện các báo cáo về: tổng số email được gửi đi, tỉ lệ email bị trả về, tỉ lệ email bị từ chối, tỉ lệ email được mở, mở như thế nào, ở đâu, tỉ lệ click đường dẫn… Những thông số cơ bản như tỉ lệ trả về, tỉ lệ từ chối và phản hồi doanh nghiệp có thể tự làm, nhưng để tính được tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) thông thường sẽ phải nhờ đến Agency.
  Theo Tạp chí Marketing

Digital Marketing Phát triển mạnh mẽ

Digital Marketing - nghe thật là to tát, nhưng đó là đối với các Công ty, DN lớn tại các nước có nền Internet phát triển đã được khẳng định. Tại Việt Nam, hầu hết các DN đều biết đến nó nhưng họ coi đây chỉ là những gì phù phiếm bên ngoài tách ra khỏi chiến lược kinh doanh và các chương trình marketing. 
Digital-Marketing-2
Trong khi đó: Hiện nay, nhiều công ty đang cố gắng đánh thức tiềm năng của khách hàng trên thị trường thông qua sự tương tác với các khách hàng. Điều đó không chỉ là số người o­nline và dịch vụ Internet đầy cơ hội phát triển, mà phần lớn số người đó là những người đang sử dụng những dịch vụ hướng tới sự trẻ trung, học tập tốt, và có mức thu nhập khá. Trong tương lai gần, họ sẽ trở thành mục tiêu đặc biệt của marketing. 
"Tương tác qua các phương tiện truyền thông được trông đợi như một cuộc cách mạng marketing cho các khách hàng của các Công ty bởi vì nó cho phép những người làm thị trường sử dụng thời gian thực, cá nhân hoá các dịch vụ, cho một khách hàng tại thời điểm đó. Gọi là Digital Marketing." 
Digital Marketing sẽ thúc đẩy những đặc trưng nổi bật và duy nhất có của hình thức tương tác qua phương tiện truyền thông: đó là danh sách mở, nghĩa là một khách hàng nào đó sẽ được xác định và được hướng tới một cách riêng rẽ; đó chính là tính 2 chiều của tương tác; một số dịch vụ có thể hoàn toàn phù hợp với một lượng khách hàng, và việc mua dịch vụ có thể tác động và ảnh hưởng tới hàng loạt các khách hàng khác. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận từ digital marketing, các Công ty cần kết hợp tương tác qua các phương tiện truyền thông vào việc kinh doanh và các chương trình marketing đang thực hiện. và đó chính là điều khó đạt được nhất.
images-12 Phần lớn các Công ty đang phải vật lộn với vấn đề là phải làm cái gì và làm như thế nào. Những mô hình cũ và giản đơn của marketing sẽ không thể thực hiện trong một thế giới mới và đó như là một kết quả tất yếu của thời đại. Nghiên cứu nhằm định nghĩa được một mô hình marketing mới sẽ góp phần vào việc xây dựng và đánh giá được những ứng dụng của digital marketing. Các hình thức của DIGITAL MARKETING 
Một điều cần khẳng định là những marketer luôn xông xáo và cố gắng nắm bắt các cơ hội một cách nhanh nhất và điều đó sẽ trở thành lợi nhuận. 
Thứ nhất, những marketer có thể sử dụng tương tác qua các phương tiện truyền thông để cung cấp các dịch vụ giá rẻ bằng cách đưa thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ. UPS đã ví dụ việc sử dụng nền tảng dịch vụ của Internet sẽ cho các khách hàng theo dõi gói hàng của họ đang có mặt tại đâu trên toàn cầu. 
Thứ hai, bằng cách xây dựng những mối quan hệ trực tuyến với khách hàng. Tương tác qua phương tiện truyền thông có thể sử dụng để chia sẻ những đam mê của khách hàng hoặc tương lai (ví dụ một Công ty ô tô có thể biết được những chiếc xe được người mua ưa thích và cung cấp cho họ thông qua môi giới) điều đó có thể sẽ tăng thêm lòng trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ hơn sự mong đợi của họ, và những marketer sẽ ghi nhận những gì họ biết về khách hàng của họ thông qua việc bán qua lại các sản phẩm và dịch vụ mới. 
Thứ ba là, những marketer có thể sử dụng tương tác qua phương tiện truyền thông như một kênh bán hàng mới. Và việc sử dụng tương tác qua phương tiện truyền thông, ngành hàng không sẽ tăng việc bán vé mà không cần thông qua các hãng du lịch, theo đó sẽ tiết kiệm được phần trăm hoa hồng đáng kể. ví dụ United Connections, có một cơ sở dữ liệu (dịch vụ) về khách du lịch cho phép họ có thể tự đặt vé máy bay, điều đó sẽ tiết kiệm cho hãng 50USD cho một chuyến du lịch 500USD. 
Digital Marketing sẽ là một phương thức marketing thu hút được nhiều ngành hàng sử dụng hơn các phương thức thông thường. Chúng tôi cho rằng digital marketing sẽ có được một vai trò quan trọng trong bất cứ ngành hàng nào và sẽ giúp cho việc kinh doanh phát triển hơn thông qua việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng tại bất cứ thời điểm nào. 
Mô hình Marketing mới. 
Mô hình Marketing 5P - price, product, promotion, package, place - không phải là cách để giúp những marketer tìm kiếm lợi nhuận cho digital marketing. ví dụ ngành truyền thông chỉ có một chiều (từ những marketer tới khách hàng), do đó tương tác qua phương tiện truyền thông sẽ làm rõ các cơ hội thông qua việc xác lập một cuộc đối thoại; 
Digital Marketing đã được phát triển dựa vào sự định giá thực dụng những vấn đề cần làm và những gì không phải làm trong suốt quá trình tương tác. Điều đó được thể hiện qua các nhân tố : 
(1) Tìm cách thu hút khách hàng 
(2) Lôi kéo sự thích thú và tham gia của khách hàng 
(3) Tiến hành duy trì lượng khách hàng và luôn đảm bảo họ sẽ đáp lại dịch vụ việc tương tác qua phương tiện truyền thông 
(4) Luôn tìm kiếm những sở thích của khách hàng 
(5) Hiểu rõ những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng và cung cấp hình thức tương tác theo nhu cầu của khách hàng từ đó bộc lộ những giá trị không nhìn thấy có được từ digital marketing 
Vấn đề chính và mang tính quyết định trong mọi trường hợp luôn phụ thuộc vào những marketer có thể biến digital marketing thành một hành động nhằm giải quyết các khó khăn mà họ đang gặp phải trong hệ thống kinh doanh. Hiện tại, những thách thức từ bên trong và bên ngoài, như việc kết hợp digital marketing với các chương trình marketing và hệ thống thông tin đang có, hay làm thế nào để quản lý được các kênh tiềm năng tránh khỏi sự cạnh tranh với các trung tâm buôn bán hay buôn bán truyền thống. 
Từng nhân tố trong 5 nhân tố như một sự gợi ý một số vấn đề giúp những marketer phải hướng vào. ví dụ: điều gì gây ảnh hưởng chính tới (1) Tìm cách thu hút khách hàng sử dụng các ứng dụng tương tác? Có vai trò gì trong nhãn hiệu hàng hoá? Chiến lược "linking" tốt ưu nhất cho các marketer đặc biệt? Và khi trả lời các vấn đề được đưa ra cần dựa vào những marketer, tìm ra nguyên nhân, xác định các yêu tố giúp các công ty nhận thấy những hiệu quả có được từ digital marketing. 
Mô hình này đã được áp dụng, đã đem lại hiệu quả rất lớn cho các Công ty tại các nước phát triển: tại Châu Âu gần 60% các vụ giao dịch buôn bán của các doanh nghiệp lớn được tiến hành qua Internet, bên cạnh đó các Công ty thuộc Châu Á cũng đã có được những thành công đặc biệt là tại Trung Quốc.